KHOAN GIẾNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM
==> BẢNG BÁO GIÁ KHOAN GIẾNG MIỀN BẮC
Chuyên Khoan giếng hạ mực nước ngầm: 0936393777 - 0986371810
- Bạn đang xây tầng hầm nhưng nước ngầm tràn vào bơm hút trên mặt đất không hết.
- Bạn đào móng xây nhà nhưng nước ngầm hút không hết, không thể đổ bê tông được.
- Bạn xây tầng hầm, đã chặn tường vây nhưng vẫn không ngăn được nước thấm vào.
- Bạn xây nhà gần hồ, nước ngấm vào quá nhanh không thể vừa hút vừa xây....
Bạn cần 1 giải pháp đó là hạ mực nước ngầm:
1. Phương pháp rút nước bằng cách đào hố gom nước: (ở khu vực có trữ lượng nước ngầm thấp 6-8m3/h bơm)
- Tại mặt bằng cần hạ mực nước ngầm để thi công ta đào nhiều hố gom nước (30-40m3/hố), hố gom sâu hơn mặt bằng thi công 2-3m, sau đó dùng máy bơm đẩy lên bể chứa mặt đất.
2. Phương pháp rút nước bằng cách khoan giếng: (ở khu vực có trữ lượng nước ngầm cao từ 10-30m3/h bơm)
- Tại mặt bằng cần hạ mực nước ngầm để thi công ta khoan nhiều giếng (40-60m3/giếng), với đường kính giếng từ D160-D200 tùy thuộc vào trữ lượng nước ngầm tại khu vực thi công, sau đó dùng máy bơm thả vào trong giếng khoan đẩy lên bể chứa mặt đất.
Để rút được nước ngầm máy bơm phải hoạt động 24/24 và liên tục trong suốt thời gian thi công.
Quý khách có nhu cầu khoan hạ mực nước ngầm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: 0936393777 - 0986371810
1 Yêu cầu chung
1.1 Trước khi tiến hành thiết kế và thi công hạ thấp mực nước ngầm cần thu thập các tài liệu chính sau đây:
a) Tài liệu về địa hình, địa mạo, khí tượng và thủy văn của khu vực thi công xây dựng;
b) Tài liệu về địa chất và địa chất thủy văn khu vực xây dựng công trình, kể cả diễn biến mực nước trong các giếng nước sinh hoạt của nhân dân ở các vùng dân cư lân cận;
c) Năng lực thi công của nhà thầu, khả năng cung ứng vật tư, máy móc thiết bị và nhân lực cho việc hạ thấp nước ngầm;
d) Các điều kiện về dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực dự án có thể tác động đến quá trình thi công xây dựng công trình.
1.2 Tận dụng tối đa các tài liệu đã có về khảo sát địa hình, khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế xây dựng công trình để thiết kế và thi công hạ mực nước ngầm. Chỉ khảo sát bổ sung thêm phần khối lượng còn thiếu so với quy định tại 4.2 và 4.3. Yêu cầu kỹ thuật, nội dung, thành phần và khối lượng khảo sát địa hình, khảo sát địa chất trong các giai đọan lập dự án và thiết kế xây dựng công trình thực hiện theo TCVN 8477:2010 và TCVN 8478:2010.
1.3 Cần nghiên cứu kỹ hồ sơ thiêt kế công trình để làm rõ các yếu tố sau đây:
a) Cao trình đáy móng, kích thước và cấu tạo hố móng;
b) Khả năng có thể phân đoạn thi công các bộ phận công trình;
c) Thời gian phải tiến hành hạ mực nước ngầm và tiến độ thi công công trình.
2 Khảo sát địa hình
2.1 Phải có tài liệu bình đồ và các mặt cắt dọc, mặt cắt ngang khu vực hố móng công trình xây dựng với tỷ lệ từ 1/100 đến 1/500. Tuỳ trường hợp cụ thể của từng công trình mà lựa chọn tỷ lệ đo vẽ địa hình hố móng cho phù hợp.
2.2 Phạm vi đo đạc mở rộng ra phía ngoài đường viền hố móng tối thiểu 20xH, trong đó H là độ sâu hố móng. Trên bình đồ và các mặt cắt thuộc phạm vi đo đạc phải thể hiện được vị trí các hố khoan khảo sát địa chất, các ao, hồ, sông ngòi, các công trình thải nước và hút nước ngầm, đồng thời cả những công trình khác có ảnh hưởng đến sự vận động của nước ngầm.
2.3 Phải có bản thuyết minh nêu chi tiết các nội dung không thể hiện được trên bản vẽ, đồng thời phải nêu ra các kiến nghị hoặc lưu ý trong quá trình thiết kế và thi công hạ mực nước ngầm.
3 Khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn
3.1 Bình đồ bố trí các lỗ khoan khảo sát và lỗ khoan thử nghiệm tại khu vực xây dựng có tỷ lệ từ 1/200 đến 1/500. Trên bình đồ phải thể hiện chính xác vị trí, kích thước và độ sâu của ao hồ, dòng chảy lộ thiên, những nguồn cung cấp hoặc khai thác nước ngầm và các công trình khác ở vùng lân cận nhưng có ảnh hưởng đến mực nước ngầm của khu vực xây dựng.
3.2 Lập các mặt cắt dọc và cắt ngang địa chất tại khu vực hố móng có tỷ lệ từ 1/200 đến 1/500 và phải thể hiện đến độ sâu lớn hơn 2xHn, trong đó Hn là độ sâu hố móng tính từ mực nước ngầm tự nhiên, nhưng không nhỏ hơn 5 m. Khoảng cách giữa hai mặt cắt kề nhau không quá 20 m. Trên các mặt cắt phải chỉ dẫn đầy đủ vị trí các lỗ khoan, mực nước ngầm tự nhiên trong các lỗ khoan tại các thời điểm khác nhau trong thời đoạn cần hạ mực nước ngầm.
3.3 Khoan hoặc đào khảo sát địa chất ở khu vực nằm ngoài phạm vi hố móng phải đạt đến độ sâu không nhỏ hơn 10xH trong đó H là độ sâu hố móng.
3.4 Khi xây dựng các công trình ở gần sông, gần biển phải bơm nước để hạ mực nước ngầm đến độ sâu lớn và duy trì trong thời gian dài từ một tháng trở lên, cần khảo sát thêm các vấn đề sau:
a) Chế độ thủy văn, địa chất thủy văn, mức độ bồi lắng tạo thành các tầng kẹp sét làm ảnh hưởng đến tính đồng nhất và đẳng hướng của đất nền;
b) Khả năng xuất hiện và phạm vi xuất hiện của hiện tượng karst chứa nhiều nước trong các lớp đá vôi và các lớp nham thạch nứt nẻ nhiều;
c) Hút nước thí nghiệm trong các lỗ khoan để có thể dự tính hệ số thấm ngang và đứng của đất nền thuộc phạm vi hố móng cũng như vùng lân cận.
3.5 Thuyết minh tình hình địa chất phải nêu rõ các loại đất và phân bố của chúng tại khu vực xây dựng. Đặc biệt cần chỉ rõ các thông số khảo sát và thí nghiệm như thành phần hạt, tính chất cơ lý, hệ số thấm, hệ số thải nước và thành phần hoá học của nước ngầm. Có thể tham khảo phương pháp bơm hút nước thí nghiệm xác định hệ số thấm của đất nền trong phụ lục B.
5 Thiết kế hạ mực nước ngầm
5.1 Yêu cầu chung
Tính toán thiết kế tiêu nước hố móng và hạ thấp mực nước ngầm khi thi công xây dựng công trình phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Kết hợp với biện pháp tiêu nước mặt khi công trình phải thi công trong mùa mưa hoặc khi có nguồn nước mặt khác chảy vào hố móng;
b) Không phá hủy trạng thái tự nhiên của nền công trình đồng thời phải đảm bảo sự ổn định của mái hố móng và an toàn cho các công trình lộ thiên hoặc công trình ngầm ở gần khu vực thi công xây dựng;
c) Phù hợp với biện pháp tổng quan về thiết kế và thi công xây dựng công trình;
d) Dễ thực hiện nhưng phải đảm bảo việc đào móng và thi công công trình trong điều kiện khô ráo;
e) Tổng chi phí cho việc hạ thấp mực nước ngầm là phù hợp.
5.2 Nội dung của đồ án thiết kế hạ nước ngầm
5.2.1 Căn cứ vào đặc điểm địa chất nền, độ sâu cần hạ mực nước ngầm, khả năng cung cấp máy móc thiết bị để lựa chọn phương pháp hạ thấp mực nước ngầm phù hợp. Các phương pháp lựa chọn có thể là nằm ngang (rãnh, hào hoặc ống chôn nằm ngang), thẳng đứng (hệ thống giếng thường hay giếng kim) hoặc hỗn hợp.
5.2.2 Khi áp dụng phương pháp hạ mực nước ngầm bằng hệ thống giếng, có thể bố trí các giếng thành một hàng hoặc hai hàng vây xung quanh hố móng, vây xung quanh từng phần hố móng hoặc bố trí thành hai tầng giếng v v….
5.2.3 Phải có bình đồ mô tả chính xác vị trí các giếng hạ mực nước ngầm, các ống đo áp để kiểm tra mực nước; các tổ máy bơm, ống hút và ống đẩy, hệ thống xả nước (máng, ống, rãnh), đường viền hố móng và công trình sẽ xây dựng, các công trình và đường ống dẫn nước trên mặt đất hoặc ngầm trong vùng lân cận công trình xây dựng.
5.2.4 Các măt cắt ngang, mặt cắt dọc hố móng thể hiện được chính xác vị trí các giếng hạ mực nước ngầm, ống đo áp, cao độ của ống lọc, máy bơm, đường viền công trình hiện có và sẽ xây dựng.
5.2.5 Thiết kế các giải pháp hỗ trợ để tăng khả năng hút nước của ống lọc hoặc thiết bị lọc để nâng cao hiệu quả hạ mực nước ngầm như lớp cát sỏi lọc xung quanh ống lọc, xử lý tầng kẹp sét hoặc thấu kính sét để tăng khả năng thấm nước của đất nền theo cả ba chiều (tham khảo phụ lục C), biện pháp xử lý để phòng sạt lở mái cục bộ bằng cọc tre, phên rơm, vải địa kỹ thuật hoặc tầng lọc ngược v v… .
GHI CHÚ:
1) Khi thiết kế giải pháp hỗ trợ để tăng khả năng hút nước của ống lọc hoặc thiết bị lọc phải đồng thời thiết kế biện pháp thi công chúng;
2) Dùng lớp lọc bằng cát, sỏi nhỏ bao quanh ống lọc của giếng có hiệu quả hút nước tốt trong trường hợp nền là cát mịn, hạt đều và có các tầng kẹp sét mỏng nằm xen kẽ giữa các tầng cát nhưng giá thành tương đối cao và khó thi công hơn. Ngoài ra khi gặp dạng nền này cũng cần xem xét việc dùng vòi nước áp lực cao để chọc thủng các tầng kẹp sét nhằm tăng cường tính thấm theo phương thẳng đứng. Phạm vi thực hiện giải pháp này bao gồm toàn bộ diện tích mặt bằng hố móng cộng thêm phần mở rộng từ 70 m đến 120 m về mỗi phía, còn độ sâu lấy bằng 1,5 H trong đó H là độ sâu đặt giếng.
5.2.6 Khi có tầng nước áp lực nằm không sâu dưới đáy móng thì phải đặt các ống đo áp để đo cột nước áp lực và tính toán đánh giá khả năng bục nền. Nếu không đảm bảo thì phải bố trí thêm các lỗ khoan tự chảy.
5.2.7 Thống kê tính năng của máy móc, thiết bị dùng để hạ mực nước ngầm, dụng cụ kiểm tra, đo lường kể cả các loại ống và vật tư chuyên dụng.
5.2.8 Có bản vẽ lắp ráp thiết bị, chỉ dẫn công nghệ thi công các giếng hạ mực nước ngầm kể cả lắp đặt các ống đo áp. Đồng thời cũng cần chỉ rõ các bộ phận thiết bị, vật liệu cần gia công tại hiện trường
5.2.9 Xác định rõ nguồn điện năng và sơ đồ cung cấp điện phục vụ công tác hạ mực nước ngầm.
5.2.10 Chỉ dẫn phương thức xả nước từ máy bơm và biện pháp tiêu nước mặt để hỗ trợ.
5.2.11 Nếu phải tiến hành hạ thấp mực nước ngầm trong thời gian dài, lưu lượng hút nước lớn và hệ thống hạ mực nước ngầm bố trí gần các công trình khai thác nước ngầm đang hoạt động, bắt buộc phải nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc hạ thấp mực nước ngầm đến điều kiện làm việc bình thường của công trình khai thác nước ngầm. Phải có giải pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế tác động xấu do hoạt động hạ thấp mực nước ngầm trong hố móng công trình gây ra và giải pháp này phải được cơ quan quản lý công trình khai thác nước ngầm chấp thuận.
5.3 Các điều kiện biên dùng để tính toán, thiết kế
5.3.1 Các chỉ tiêu chính dùng để thiết kế hạ mực nước ngầm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phương pháp và sơ đồ bố trí hạ mực nước ngầm phải phù hợp với đặc điểm của đất nền và kết cấu của công trình xây dựng;
b) Nước ngầm không được thoát ra mái hố móng. Trong phạm vi đáy móng, mực nước ngầm phải thấp hơn đáy móng ít nhất 0,5 m;
c) Căn cứ vào tiến độ đào hố móng và thi công xây dựng công trình để xác định thời gian hạ mực nước ngầm đến cao độ yêu cầu và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
5.3.2 Tính toán, thiết kế hạ mực nước ngầm phải xét đến trường hợp có mưa hoặc có nguồn nước ngầm, nước ngoại lai khác có thể chảy vào khu vực hố móng mà không thể ngăn chặn được.
5.4 Các phương pháp hạ mực nước ngầm
5.4.1 Phương pháp tháo nước nằm ngang
Khi mực nước ngầm cần hạ không sâu, việc đào hào, đào rãnh không quá khó khăn thì nên dùng phương pháp hạ mực nước ngầm theo phương ngang như hào, rãnh hoặc đường ống chôn trong đất để thu nước ngầm. Khi áp dụng phương pháp này phải thiết kế thêm các kết cấu lọc nước ngầm đặt ở đáy và chạy dọc theo hào, rãnh (xem phụ lục B) để thu nước rồi thoát ra ngoài bằng tự chảy hoặc chảy vào các hố tập trung nước rồi bơm ra ngoài.
5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng
Khi mực nước ngầm cần hạ xuống sâu, rất khó cho việc đào hào, đào rãnh thì phải dùng phương pháp tháo nước thẳng đứng. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là khoan đào các giếng tập trung nước và bơm nước từ hệ thống giếng để đưa ra ngoài. Tuỳ từng trường hợp cụ thể của hố móng công trình, có thể lựa chọn các loại giếng sau đây để hạ thấp mực nước ngầm:
a) Giếng thường: Giếng được cấu tạo bởi ống giếng và bên dưới là ống lọc. Khi hạ giếng phải dùng máy khoan đường kính lớn, xói nước áp lực cao hoặc đào moi bằng thủ công để hạ ống lọc rồi sau đó hạ từng đoạn ống giếng và cuối cùng liên kết chúng lại thành giếng hoàn chỉnh. Dùng máy bơm chìm đặt trong giếng hoặc dùng máy bơm có chiều cao hút nước lớn đặt trên mặt đất để bơm nước từ giếng thải ra ngoài. Có thể chỉ cần dùng một giếng hoặc kết nối nhiều giếng thành từng hàng chạy dọc theo hố móng hoặc vây xung quang hố móng. Vật liệu làm giếng có thể là gỗ, bê tông hoặc bê tông cốt thép, thép, nhựa tổng hợp, hoặc bằng loại vật liệu khác có khả năng giữ ổn định thành giếng không bị hư hỏng trong quá trình bơm hút nước để hạ thấp mực nước ngầm. Giếng thường được áp dụng trong trường hợp đất nền là dăm sỏi, cát thô hoặc cát vừa có hệ số thấm từ 10-2 cm/s trở lên;
b) Giếng kim: Hệ thống thiết bị chuyên dụng để hạ mực nước ngầm, hoạt động theo nguyên lý bơm chân không và thường được dùng khi đất nền là cát vừa hoặc nhỏ, có hệ số thấm nằm trong khoảng từ 10-2 cm/s đến 10-3 cm/s.
c) Giếng nhựa: Là giếng thường nhưng ống giếng và ống lọc đều làm bằng vật liệu dẻo tổng hợp (nhựa PVC) có đường kính nhỏ. Cấu tạo của giếng nhựa tương tự như giếng khoan UNICEF. Nước ngầm trong giếng được hút đưa ra ngoài hố móng bằng máy bơm hút sâu. Tính toán xác định lưu lượng hút nước của mỗi giếng phải thông qua thí nghiệm hiện trường.
5.4.3 Dùng cừ để hạn chế ảnh hưởng của nước ngầm
Thường đóng cừ thép vây xung quanh hố móng để bảo vệ mái hố móng khỏi bị sạt lở, giảm khối lượng đào và hạn chế nước ngầm thấm vào trong hố móng. Lượng nước thấm vào hố móng phụ thuộc vào mức độ kín khít của cừ, áp lực nước ngầm, đặc điểm cơ lý của đất nền (có tính dính hay không dính). Khi đất nền là cát thì một hàng cừ thép chỉ có tác dụng giảm cột nước thấm từ 0,5 m đến 1,0 m. Để nâng cao hiệu quả hạ thấp mực nước ngầm, tuỳ từng trường hợp cụ thể của hố móng công trình có thể lựa chọn áp dụng một trong các giải pháp kết hợp sau đây:
a) Kết hợp giữa đóng cừ thép với phương pháp tiêu nước ngang đã nêu tại 5.4.1 hoặc phương pháp tiêu nước thẳng đứng đã nêu tại 5.4.2;
b) Đối với các hố móng rộng và sâu có thể kết hợp dùng cừ thép với giải pháp tạo màng chống thấm trong đất nền thuộc phạm vi đáy hố móng và ngay ở bên ngoài hàng cừ thép bao quanh hố móng như khoan phụt vữa xi măng đất v.v...
5.5 Tính toán thiết kế hạ mực nước ngầm
5.5.1 Trình tự các bước tính toán
Việc tính toán thiết kế hạ mực nước ngầm cần thực hiện theo trình tự các bước sau đây:
a) Căn cứ vào phương pháp và sơ đồ bố trí hạ mực nước ngầm đã chọn sơ bộ để tính toán xác định đường viền hạ thấp mực nước ngầm và tổng lưu lượng nước ngầm cần bơm từ hố móng công trình. Tùy từng trường hợp cụ thể của từng công trình và thời gian thi công, có thể phải xét đến tổ hợp các trường hợp tính toán như đã nêu tại 5.3.2;
b) Kiểm tra các kết quả tính toán theo các chỉ tiêu chính đã nêu trong 5.3.1. Nếu không thỏa mãn các chỉ tiêu này thì phải bố trí lại hệ thống hạ mực nước ngầm, kể cả áp dụng biện pháp phân đợt hạ mực nước ngầm theo chiều sâu hoặc theo mặt bằng của hố móng, thậm chí phải thay đổi cả phương pháp hạ mực nước ngầm rồi tính toán lại từ đầu. Nếu thỏa mãn thì thực thực hiện các bước tiếp theo;
c) Tính toán thiết kế ống lọc của giếng. Trong trường hợp cần thiết phải thiết kế cả lớp lọc phụ bằng cát sỏi bao quanh ống lọc (xem phụ lục C);
d) Tính toán lựa chọn loại máy móc, thiết bị tiêu nước hố móng phù hợp với điều kiện thi công;
e) Bố trí chi tiết hệ thống máy móc, thiết bị đã chọn;
f) Tính toán khối lượng các công việc cần thực hiện. Căn cứ vào định mức, đơn giá và chế độ chính sách hiện hành của nhà nước và địa phương để lập dự toán chi phí cho hạng mục công việc hạ mực nước ngầm.
5.5.2 Phương pháp tính toán
Tuỳ từng trường hợp cụ thể của công trình mà lựa chọn một trong các phương pháp sau đây để tính toán thiết kế hạ thấp mực nước ngầm:
a) Giả thiết đất nền là đồng nhất và đẳng hướng, có thể dùng các công thức thông dụng về tính toán thủy lực nước ngầm được giới thiệu trong các giáo trình, tài liệu hoặc sổ tay công tác nền móng hiện có để tính toán.
b) Sử dụng các phần mềm chuyên dụng đã được kiểm nghiệm trong thực tế. Phụ lục D giới thiệu một phần mềm 3D đang được sử dụng rộng rãi trong tính toán hạ mực nước ngầm.
5.6 Chọn máy móc, thiết bị
5.6.1 Căn cứ vào độ sâu mực nước ngầm cần hạ, kích thước hố móng, lưu lượng nước cần bơm, khả năng cung cấp máy móc, thiết bị để chọn loại máy móc, thiết bị và phương pháp hạ mực nước ngầm phù hợp. Các phương pháp hạ thấp mực nước ngầm quy định tại 5.4. Khi áp dụng phương pháp hạ thấp mực nước ngầm bằng giếng thường thì dùng loại máy bơm chìm hoặc máy bơm hút sâu.
5.6.2 Các thông số kỹ thuật chủ yếu cần lưu ý khi chọn máy bơm để hạ mực nước ngầm là tổng cột nước cần bơm, độ sâu hút nước, đặc tính công tác, công suất bơm, loại năng lượng tiêu thụ. Khi chọn máy bơm chìm cần chú ý kích thước bên ngoài của máy bơm phù hợp với kích thước đường kính bên trong của giếng, ống hút và ống đẩy.
5.6.3 Khi áp dụng giải pháp hạ mực nước ngầm bằng hệ thống giếng kim lắp đặt hai tổ máy bơm trở lên thì phải chia ống góp từng đoạn ứng với từng nhóm giếng.
5.6.4 Phải chuẩn bị đủ máy móc, thiết bị dự trữ để đảm bảo duy trì mực nước ngầm được hạ thấp theo đúng yêu cầu trong suốt thời gian thi công kể cả trường hợp có lũ hoặc mưa lớn. Số lượng máy bơm dự trữ phải lấy bằng 100 % nếu chỉ thiết kế một máy làm việc và lấy bằng 50 % nếu có hai máy làm việc trở lên.
Hệ số thấm (K) Hệ số thấm của đất (permeability coefficient of soil)
Là tốc độ của nước tự do chảy qua các khe rỗng giữa các hạt rắn của đất, tuân theo định luật chảy tầng của Darcy, ứng với trị số gradient thủy lực bằng 1, kí hiệu là Kth, tính bằng cm/s
Theo phương pháp thí nghiệm cột nước thay đổi, hệ số thấm của đất dính được xác định bằng cách cho nước thấm qua tiết diện ngang của mẫu đất theo phương thẳng đứng, thường là từ dưới lên, dưới tác dụng của cột nước thay đổi; quan trắc sự thay đổi của cột nước áp lực trong khoảng đủ dùng cho tính toán và thời gian tương ứng, rồi áp dụng định luật chảy tầng của Darcy để tính toán hệ số thấm của đất. Và bán kính ảnh hưởng (R) trong các tầng chứa nước.
Trong điều kiện có thể, nên có các lỗ khoan thăm dò và tiến hành bơm thí nghiệm. Lúc
đó bán kính ảnh hưởng có thể xác đònh một cách tương đối đúng theo số liệu của giếng
thí nghiệm hoặc giếng đang khai thác trong điều kiện đòa chất thuỷ văn tương tự với
giếng thiết kế theo công thức.R = RT .
S lg( Rt − rT )
S t lg( R − r )(2-43)
Ở đây:
R, r, s: Bán kính ảnh hưởng, bán kính ống lọc, độ hạ mực nước của giếng thiết kế.
RT, rT, ST: Bán kính ảnh hưởng, bán kính ống lọc, độ hạ mực nước trong giếng thí
nghiệm hoặc giếng đang khai thác.
Các giếng khoan hạ mực nước ngầm D200 sâu 18m tại độ sâu -16m (được đánh dấu đỏ):